Thứ Ba, 10 tháng 5, 2011

Sự phát triển vũ bão của công nghệ di động, công nghệ không dây trong thời gian qua đã khiến nhiều người tin rằng mạng lưới thông tin di động toàn cầu, hoặc chí ít là tại các nước phát triển hàng đầu, sẽ trở thành chiến trường trọng điểm của các marketer. Nhưng thực tế có dễ dàng như họ mong đợi?

Có một thực tế là hoạt động marketing nói chung và quảng cáo nói riêng thường có những chuyển biến song song với sự xuất hiện của những làn sóng công nghệ truyền thông kỹ thuật số mới. Trong những năm cuối của thế kỷ XX, người ta đã từng chứng kiến sự chuyển biến đầu tiên khi hoạt động marketing hiện đại được mở rộng từ các phương tiện thu phát truyền thống (truyền hình và điện ảnh - còn gọi là thế hệ màn hình thứ nhất) qua thế hệ màn hình thứ hai - máy tính cá nhân và internet. Từ đầu thế kỷ XXI đến nay, người ta đã chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ di động, cùng với đó là sự “quá độ” của hoạt động marketing sang thế hệ màn hình thứ ba - trên mỗi máy điện thoại di động.
mobile2.jpg
Những năm qua chứng kiến sự phát triển bùng nổ của thuê bao di động trên phạm vi toàn cầu. Một nghiên cứu của IDC cho thấy, số lượng thuê bao điện thoại di động trên toàn thế giới đã vượt ngưỡng 2 tỉ vào năm 2005 và được dự đoán là sẽ tăng lên 3,96 tỉ vào năm 2011. Riêng tại thị trường Mỹ, tính đến quý I/2008, số thuê bao điện thoại di động ước đạt 255 triệu, tăng 4 triệu so với quý IV/2007.

Tăng trưởng số lượng thuê bao di động, cùng với đó là sự tích hợp ngày càng nhiều các dịch vụ trong chiếc “dế nhỏ” được xem là những nền tảng vững chắc cho sự phát triển của mobile makerting. Nhiều marketer đã đánh giá rất cao ưu thế của phương tiện không dây so với các loại phương tiện truyền thống (tivi, báo chí, máy tính cá nhân…) chính là ở khả năng tiếp cận khách hàng mục tiêu do đặc tính “bất ly thân” của điện thoại di động.

Tuy nhiên, dường như mobile marketing vẫn chưa phát triển tới ngưỡng mong đợi của các chuyên gia. Một bản báo cáo do Berg Insight xuất bản cuối năm trước đã đưa ra dự báo rằng chi tiêu cho quảng cáo qua kênh di động toàn cầu trong năm 2008 chỉ đạt chưa đầy 500 triệu EUR, một con số quá nhỏ bé so với mức chi vài trăm tỉ EUR mỗi năm cho quảng cáo của toàn thế giới.

khaosat1.jpgTheo nhiều chuyên gia, có năm thách thức khiến năm 2008 chưa thể trở thành năm của mobile marketing:

Trước hết, đó là thách thức về khả năng tiếp cận khách hàng, có vẻ như là một nghịch lý khi điện thoại di động thường được người sử dụng xem là vật bất ly thân. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu của M:Metrics, trong số hơn 250 triệu thuê bao di động của Mỹ, chỉ có khoảng 30 triệu thuê bao sử dụng các tính năng truyền dữ liệu. Điều này cũng có nghĩa là hơn 85% thuê bao tại Mỹ sử dụng điện thoại di động chủ yếu cho việc nghe/nói và đây rõ ràng không phải là điều thuận lợi cho mobile marketing.

Thách thức thứ hai là khả năng đo lường hiệu quả của các chiến dịch mobile marketing. Trong thời đại kỹ thuật số, giới marketer đã quen dần với việc đo lường và tối ưu hóa các chương trình tiếp thị trực tuyến, nhờ những công nghệ internet như cookies, bộ đếm số lần truy cập... Tuy nhiên, những công nghệ kiểu này vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của mobile marketing. Tuy nhiên, cũng phải thấy rằng, vấn đề này đã bắt đầu được giải quyết theo những hướng khác nhau. Chẳng hạn Hiệp hội GSM đang tìm cách phát triển tại Mỹ một sáng kiến có xuất xứ từ châu Âu, trên cơ sở hợp tác chặt chẽ giữa các công ty cung cấp dịch vụ điện thoại di động. Điều này nhằm phát triển một hệ thống đo lường thống nhất giúp các hãng truyền thông và quảng cáo có thể dễ dàng lên kế hoạch, xác định mục tiêu và đánh giá các chiến dịch mobile marketing. Bên cạnh đó, có thể kể ra những bước tiến khác, chẳng hạn như với mạng truyền thông Nokia (Nokia Media Network), các marketer đã có thể đo lường và so sánh hiệu quả trên một số trang nội dung; IAG Research đã trang bị các công cụ đo lường giúp so sánh hiệu quả của mobile marketing với các phương tiện truyền thông truyền thống hoặc kỹ thuật số.

Sự phức tạp của kênh mobile được xem là thách thức cơ bản thứ ba, với sự tồn tại của vô số hệ thống vận hành, các thiết bị đầu cuối và tiêu chuẩn khác nhau của các công ty cung cấp dịch vụ di động. Một chiến dịch mobile marketing do đó có thể cần phải đạt được nhiều sự phê chuẩn từ những hãng cung cấp dịch vụ khác nhau và những marketer muốn đăng quảng cáo trên những mạng di động đặc biệt sẽ gặp nhiều vất vả hơn. Vì vậy, để giải quyết thách thức này, các nhà điều hành mạng lưới cần tạo ra một hệ thống các tiêu chuẩn chung, và những công ty kinh doanh dịch vụ quảng cáo cần hợp tác chặt chẽ với các nhà cung cấp nhằm đạt được sự thống nhất về các công nghệ sẽ được sử dụng cho các mạng không dây.
khaosat2.jpg


Thách thức thứ tư chính là vấn đề kết hợp giữa điện thoại di động với những phương tiện truyền thông marketing truyền thống. Marketer cần thấy rằng, không thể phát triển các chiến dịch marketing mà chỉ sử dụng thuần túy các công cụ không dây, mobile marketing sẽ trở nên hiệu quả hơn khi được kết hợp với các công cụ khác như tivi, báo, tạp chí hay quảng cáo trực tuyến... Đúng như Eric Bader tại Brand in Hand nhận định: “Mobile marketing sẽ khiến các phương tiện truyền thông khác của bạn phải làm việc vất vả hơn”.

Cuối cùng, nhiều chuyên gia cho rằng hiện tại vẫn chưa phải là thời điểm thực sự phù hợp với mobile markeing, đây là thời gian phải biết kiên nhẫn chờ đợi và cùng nhau tạo dựng một môi trường hoàn thiện hơn cho mobile marketing.

www.saga.vn | Tạp chí Marketing số 43/2008

TOP 10 ỨNG DỤNG SMS


Theo sự thống kê của các tổ chức nghiên cứu thị trường, các ngành nghề sau đây là các ngành thường sử dụng SMS nhiều nhất. SMS được sử dụng trong các quy trình quản lý, giao tiếp khách hàng, và điều phối công việc .

1. Công ty môi giới việc làm :
Những ứng viên đang tìm kiếm công việc tạm thời có đăng ký nhận tin nhắn khi có công việc phù hợp từ công ty môi giới. Bằng cách gửi SMS thông báo tới các ứng viên phù hợp, các công ty môi giới sẽ tiết kiệm rất nhiều thời gian và tiền bạc, đặc biệt là những công việc thời vụ đòi hỏi nhiều nhân công như : bán hàng hội trợ, phát đồ khuyến mãi vvv…

2. Các dạng dịch vụ tin nhắn giải trí như:
Ringtone, logo, truyện cười, các cuộc thi, bình chọn, giao lưu, bói toán... Các dữ liệu tạo đa dạng cho lứa trẻ ( tải nhạc chuông, nhạc chuông chờ, nhạc chuông hay, các tin nhắn hay, SMS tình yêu) đây là dạng tin nhắn đang mang rất nhiều lợi nhuận cho nhiều công ty.

3. Nhà hàng, quán bar :
Dùng SMS để thông báo tới khách hàng của mình (những người đăng ký tham gia) về một số khuyến mãi đồ uống, các sự kiện.. .

4. Công ty cung cấp dịch vụ internet và các công ty hosting :
SMS dùng để thông báo cho nhân viên kỹ thuật khi có lỗi hệ thống, các điểm bất thường trong mạng, khi đó hệ thống sẽ được khắc phục nhanh chóng.

5. Dịch vụ bưu phẩm :
Các công ty dịch vụ bưu phẩm sử dụng SMS để thông báo thông tin cho nhân viên của mình về địa điểm nhận và gửi thư. Đặc biệt nó được dùng để thông báo cho khách hàng khi nào bưu phẩm được chuyển để khách hàng cử người ở nhà để nhận bưu phẩm.

6. Trường Phổ Thông, Cao Đẳng, và Đại Học :
Học sinh sẽ nhận được thông báo của trường về các sự kiên như : nghỉ học do thời tiết xấu, mất điện …. Và sau đó học sinh cũng không phải gọi điện để kiểm tra xem khi nào thi, lớp học lại, vì nếu lớp học lại thì các bạn học sinh sẽ nhận được thông báo.

7. Tiệm cắt tóc, nha khoa, phòng giải phẫu thẩm mỹ :
Bệnh nhân có thể được thông báo tự động khi nào là thời điểm thích hợp để đến gặp bác sĩ. Bệnh nhân cũng có thể thay đổi lại cuộc hẹn qua SMS.

8. Gara - Salon Ôtô:
Thông báo cho khách hàng khi nào xe đã được sửa xong. Điều này giúp giảm thời gian của cả khách hàng và Gara vì ngay sau khi chiếc xe được sửa xong khách hàng sẽ nhận được tin nhắn.


9. Các tổ chức, nhóm, các câu lạc bộ :
D
ùng tin nhắn để thông báo tập họp thành viên về các sự kiện, hoặc huy động đóng góp thông qua việc gửi SMS tới đầu số.

10. Công ty bảo hiểm :
Khách hàng hay đi chuyển có thể nhận được bảng giá và yêu cầu xác nhận từ công ty bảo hiểm qua SMS, nó giúp nâng cao dịch vụ chăm sóc khách hàng và khách hàng có thể truy xuất thông tin bất kỳ lúc nào,ở bất kỳ đâu.

CÁC KỊCH BẢN SMS MARKETING THÔNG DỤNG

SMS Marketing, hay gọi nôm na là tiếp thị di động, đang phát triển nhanh chóng nhờ những tiến bộ công nghệ Viễn Thông.

Một lý do không thể phủ nhận : Khi nhận được 1 SMS, bất kỳ ai cũng đều phải đọc .

Ưu điểm:

  • Tăng mức độ nhận biết nhãn hiệu đối với khách hàng, đơn giản trong việc sử dụng.
  • Truyền thông tin marketing nhanh nhất chỉ có thể là gửi SMS
  • Định hướng sự chú ý của khách hàng vào các sự kiện hoặc các hoạt động mua bán, làm tăng doanh số bán hàng
  • Tăng sự trung thành của khách hàng đối với nhãn hiệu.
  • Hiệu quả đầu tư cao hơn những phương tiện truyền thông khác
  • Chi phí triển khai và thực hiện thấp hơn các hình thức Marketing khác, điều này cũng góp phần gia tăng lợi nhuận bán hàng.


Một số chiến lược marketing hiệu quả thông qua SMS

1. Gửi các tin nhắn SMS cho khách hàng về các sự kiện khuyến mãi, hàng mới về.
  • Công ty có sẵn cơ sở dữ liệu số điện thọai di động của khách hàng trong quá trình giao dịch trước đây.
  • Công ty có thể gửi SMS tới khách hàng với nội dung :
    • Nhân dịp Lễ Quốc Khánh, từ ngày 30/8 đến ngày 10/09, siêu thị chúng tôi sẽ có đợt khuyến mãi giảm giá 5% trên hóa đơn mua hàng, .. và giảm giá 10% cho các loại máy lạnh Hitachi”
    • “ Bạn là khách hàng quen thuộc của Siêu thị chúng tôi. Hiện đang có đợt ti vi nhập khẩu từ Thái Lan, Hãy gửi tin nhắn SMS tới số xxxx , bạn sẽ nhận được mã số may mắn giảm giá 10% khi mua hàng tại cửa hàng của chúng tô. Bạn cũng có thể gửi tin nhắn này cho ai đang cần mua ti vi để được hưởng ưu đãi của chúng tôi”
  • Nếu quan tâm quan tâm tới dịch vụ của công ty khách hàng sẽ gửi tin nhắn. Hệ thống sẽ lưu lại số điện thọai này và trả về mã số giảm giá.
  • Khi mua hàng, khách hàng chỉ cần trình ra cho nhân viên thu ngân mã số này, khách hàng sẽ được giảm giá 20%.

2. Chiến dịch thu hút khách hàng mới.

  • Công ty muốn có thêm khách hàng, bắt đầu bằng chiến dịch quảng cáo qua email, gửi thư tới mọi người với nội dung :
    • “ Chào quý khách,
      Siêu thị chúng tôi đang có chiến dịch giảm giá các mặt hàng diện tử.
      Hãy gửi tin nhắn tới số xxxx, bạn sẽ nhận được mã số may mắn giảm giá 10% khi mua hàng tại cửa hàng của chúng tôi
      Xin cảm ơn đã đọc thư ! “
  • Cũng có thể quảng các nội dung trên qua Radio, Báo, Băng rôn và kênh truyền hình.
  • Những ai quan tâm tới dịch vụ của công ty sẽ gửi tin nhắn SMS tra cứu/ tham gia chương trình. Hệ thống sẽ lưu lại số điện thọai này và trả về mã số giảm giá.
  • Vậy là sau chiến dịch quảng cáo, bạn có trong tay các số điện thoại của những người quan tâm tới dịch vụ của bạn. Lần sau khi có hàng mới hay đợt khuyến mãi mới công ty có thể gửi cho khách hàng tin nhắn thông tin về dợt hàng mới này, và chắc 100% khách hàng sẽ đọc tin nhắn.
  • Với cách làm này theo các thống kê tại nước ngoài, doanh số bán ra tăng 15% trong 3 tuần đầu của chiến dịch quảng cáo.

3. Chiến dịch tích lũy điểm thưởng.

Có thể nhờ sự phổ biến của tin nhắn công ty có thể lợi dụng phản ứng dây chuyền để quảng bá sản phầm :

“ Bạn sẽ được thưởng 1% số tiền khách hàng mua tại cửa hàng của chúng tôi nếu khách hàng đó được bạn giới thiệu. Mã số của bạn là KKK. Bạn chỉ cần yêu cầu người đó gửi tin nhắn tới số XXX với nội dung KKK, chúng tôi sẽ trả về mã số giảm giá 5% cho khách hàng đó”.

Khi khách hàng được giới thiệu đến mua hàng, người đó sẽ được giảm giá 5% khi trình mã số giảm giá, và ngay lập tức hệ thống gửi SMS cho khách hàng có mã số KKK số tiền mình được thưởng.

Và còn rất nhiều kịch bản marketing, mà SMS chính là công cụ tuyệt vời nhất để triển khai hiệu quả !

2 WAY SMS LÀ GÌ ?

Định nghĩa
2-Way SMS là cơ chế giao tiếp 2 chiều thông qua SMS. Với mỗi tin nhắn SMS được gửi đi, người nhận có thể phản hồi ý kiến ngay lập tức theo một cách thức đơn giản nhất : hồi đáp theo 01 cấu trúc nhắn tin đơn giản ( với một keyword dễ nhớ ), hoặc thậm chí là chỉ cần hồi đáp mà không cần nhớ keyword ( nếu tin nhắn được gửi đi từ Private SMS Gateway )

Phạm vi ứng dụng
Do SMS thông báo thông thường chỉ có một chiều từ Server đến điện thoại cá nhân, đây là một giải pháp thông báo rất nhanh chóng, tuy nhiên nó bộc lộ một số khiếm khuyết khi không có cơ chế giao tiếp ngược khi cần thiết. Nếu sử dụng 2-Way SMS người gửi và người nhận có thể giao tiếp với nhau thông qua mạng viễn thông, ở đây là SMS, tương tự trao đổi qua email hoặc chat thông qua Internet. Điều này mang lại nhiều lợi ích trong các hệ thống vừa cần thông báo nhanh, vừa cần giao tiếp với những người nhận thông tin.

Môi trường ứng dụng tiềm năng nhất
Chính là quảng cáo và tiếp thị ! không còn nghi ngờ gì nữa, 2-way SMS là công cụ thuận tiện nhất cho các kế hoạch quảng cáo lớn, các maketer sử dụng chúng trong các chiến dịch mobile marketing đến một số lượng lớn người dùng. Với một hệ thống cơ sở dữ liệu tốt, việc tiếp thị trực tiếp ( direct marketing, sms survey ) có thể đem lại nhiều thông tin quý giá trong thời gian nhanh nhất.

Mô hình hoạt động chuẩn

  1. Chuẩn bị dữ liệu tương đối chính xác
  2. Lên kế hoạch marketing, và phương thức xử lý khi có SMS hồi âm
  3. Gửi SMS đến tất cả người dùng
  4. Nhận tin nhắn hồi âm và xử lý
    • Nếu tin nhắn thông thường -> lưu lại
    • Nếu tin nhắn hỏi đáp -> trả lời
    • Nếu tin nhắn nằm trong một chuỗi tin ( sms survey )-> xử lý theo quy trình định sẵn
  5. Thống kê và phân tích
    • Phân tích vùng/miền/thành phố
    • Mức độ hồi đáp, quan tâm
    • Đưa ra các lời gợi ý cho việc kinh doanh
    • ...........

SMS marketing là gì?


Bạn là chủ doanh nghiệp. Bạn muốn cung cấp thông tin thật nhanh chóng cho toàn thể khách hàng của mình, hơn thế nửa bạn muốn thông tin đến toàn thể nhân viên của mình mọi lúc, mọi nơi .

Bạn muốn có thêm một chiến lược marketing thực sự hiệu quả, một kênh phân phối hoàn hảo, một hình thức quảng cáo qua tin nhắn SMS thật ấn tượng .

SMS Marketing ( hay còn gọi là Mobile Marketing) là các ứng dụng gửi SMS phục vụ chủ yếu cho các mục đích marketing, quảng cáo, .. đáp ứng hoàn hảo cho Doanh nghiệp trong phần lớn các lĩnh vực kinh doanh sau:

Dịch vụ, thương mại

Tài chính, ngân hàng

Quản lý, phân phối

Quản lý học sinh

Quản lý, điều hành nhân viên

………

Quảng cáo tiếp thị

Các chiến dịch Marketing

Với chu trình hoàn toàn tự động gửi đi hơn 1000-6000 tin nhắn SMS trong một giờ giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều thời gian để làm những công việc khác. Hơn nữa hệ thống có thể hoạt động liên tục 24/24 mà không hề mệt mỏi.

Hệ thống thông thường sẽ có chức năng sau:

Gửi tin nhắn SMS với số lượng lớn

Có thể sử dụng thêm BrandName SMS ( tin nhắn SMS có tên thương hiệu )

Các báo cáo về quá trình gửi, nhận, các thống kê liên quan.

Cho phép sử dụng một số điện thoại bất kỳ đến gửi SMS marketing ( 0903 123 456 , 0913 234 567 ), và không cần thiết phải mua các dịch vụ đầu số SMS đặc biệt 8xxx, 6xxx, 1900xxxx tốn nhiều thời gian và chi phí.

Đặc biệt hệ thống cho phép Nhận Tin Nhắn Phản Hồi (2-Way SMS, vừa gửi SMS, vừa nhận SMS ) do Fibo phát triển lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam, điều này cho phép tương tác 02 chiều giữa Người gửi – Người Nhận.

Hệ thống tự động gửi tin nhắn xác nhận.

Các báo cáo thống kê về chiến dịch quảng cáo.

Với các tính năng trên, bằng các cách tiếp cận khác nhau, việc quảng cáo có thể tiến hành nhanh chóng, và đạt hiệu quả rất cao vì có mẫu quảng cáo đến trực tiếp khách hàng.

Doanh nghiệp có thể áp dụng hệ thống cho bất kỳ chiến dich nào cần đến sự quan tâm của nhiều đối tượng khác nhau. Với gần 80 triệu thuê bao di động tại Việt Nam (theo số liệu thống kê 2008 ) thì SMS là cách liên lạc phổ thông nhất, dễ tiếp cận khách hàng nhất.

Đặc biệt, tại Việt Nam trong thời điểm hiện tại, hệ thống quảng cáo dựa trên SMS vẫn chưa được phát triển mạnh, nên nếu đi đầu trong việc ứng dụng SMS marketing sẽ là một lợi thế rất lớn cho doanh nghiệp.

Mobile Marketing - Thế giới và Việt Nam ...

Mobile marketing, hay gọi nôm na là tiếp thị di động, đang phát triển nhanh chóng nhờ những tiến bộ công nghệ. Không chỉ thụ động thừa hưởng những kết quả sáng tạo của công nghệ di động, mà ngược lại, ngành công nghiệp di động đã và đang cố gắng tạo thêm nhiều công cụ mới cho các nhà kinh doanh để thực hiện các chương trình marketing của mình một cách hiệu quả.

Vậy “Mobile marketing” là gì? Cho đến nay, vẫn chưa có được một định nghĩa, hay một cách hiểu thống nhất về Mobile marketing. Tuy nhiên, theo Hiệp hội Mobile Marketing là “việc sử dụng các phương tiện không dây là công cụ chuyển tải nội dung và nhận lại các phản hồi trực tiếp trong các chương trình truyền thông marketing hỗn hợp”. Hiểu một cách đơn giản hơn, đó là sử dụng các kênh thông tin di động làm phương tiện phục vụ cho các hoạt động marketing.

Hệ thống mobile marketing

Để thực hiện được một chương trình Mobile marketing, đòi hỏi rất nhiều đơn vị tham gia, vì đây là một lĩnh vực cần có cả sự tác động của kỹ thuật. Tuy nhiên, có thể chia làm 4 thành phần chính là:

- Sản phẩm và Dịch vụ: Bao gồm các công ty (chủ nhãn hiệu), các đại lý quảng cáo, các nhà cung cấp nội dung.

- Đơn vị cung cấp ứng dụng di động: Là các đơn vị cung cấp ứng dụng và công nghệ để thực hiện được một chương trình Mobile marketing.

- Kết nối: Bao gồm các nhà cung cấp dịch vụ mạng.

- Các phương tiện truyền thông: Bao gồm báo chí, truyền hình, internet, email…; các nhà bán lẻ, các chương trình marketing trực tiếp… Thực chất đây chính là môi trường của một hệ thống Mobile marketing.

Hiệu quả

Mobile marketing là một công cụ phù hợp trong các mục tiêu sau đây của marketing:

· Thứ nhất, đó là tăng mức độ nhận biết nhãn hiệu đối với khách hàng.

· Thứ hai, tạo ra một cơ sở dữ liệu về những mối quan tâm của khách hàng.

· Thứ ba, định hướng sự chú ý của khách hàng vào các sự kiện hoặc các hoạt động mua bán, làm tăng doanh số bán hàng.

· Thứ tư, làm tăng sự trung thành của khách hàng đối với nhãn hiệu.

Hiệu quả của Mobile marketing, trước tiên có thể nhìn thấy ngay ở số lượng khách hàng sử dụng điện thoại di động ngày nay. Theo số liệu thống kê của Yankee Group, hiện có khoảng 2,4 tỷ thuê bao di động trên thế giới. Còn ở Việt Nam, số thuê bao di động đến giữa năm 2007 cũng đạt xấp xỉ 20 triệu thuê bao, và con số này sẽ còn tăng mạnh. Quan trọng hơn, điện thoại di động là phương tiện (gần như duy nhất) ở bên cạnh các vị khách hàng suốt 24 giờ trong ngày và 7 ngày trong tuần. Liệu có phương tiện nào trong số báo chí, truyền hình, đài phát thanh, internet,… có thời gian “sở hữu” khách hàng lâu đến thế? Thêm vào đó, dựa trên cở sở dữ liệu khách hàng mà các nhà cung cấp mạng có được việc giao tiếp với khách hàng thông qua điện thoại di động có thể được cá nhân hóa.

Đến đây, xin bạn đừng hiểu nhầm việc giao tiếp với khách hàng chỉ đơn giản là những đoạn tin nhắn giới thiệu sản phẩm – đôi khi được xếp vào tin nhắn rác – mà các khách hàng thỉnh thoảng vẫn nhận được. Ngược lại, việc gửi thông tin cũng như các hoạt động giao tiếp khác với khách hàng nên có sự đồng ý từ trước. Ngoài ra, trong một chương trình truyền thông hỗn hợp, các phương tiện thông tin di động sẽ hỗ trợ đắc lực cho các phương tiện truyền thông như báo chí, truyền hình, phát thanh, đặc biệt là khả năng liên lạc trực tiếp, duy trì mối quan hệ gắn bó với khách hàng. Trong số các phương tiện truyền thông, thư trực tiếp hay gọi điện thoại cho khách hàng cũng có thể làm được điều này nhưng với chi phí tốn kém hơn nhiều so với việc sử dụng điện thoại di động hiện nay.

Các phương tiện ứng dụng cho Mobile marketing

Các ứng dụng có thể đưa vào hoạt động Mobile marketing ngày càng phát triển, tuy nhiên, đôi khi có thể bạn sẽ cảm thấy “đau đầu” với đủ loại ứng dụng và những từ viết tắt của chúng, hoặc không biết ứng dụng nào là tốt nhất cho chương trình marketing của bạn.

SMS – Tin nhắn văn bản: Đây là hình thức đơn giản và phổ biến nhất. Công ty bạn có thể sử dụng SMS để gửi cho khách hàng thông tin về các sản phẩm mới, chương trình khuyến mại mới, hay một lời chúc mừng sinh nhật,… những nội dung này có thể phát triển ra rất nhiều hình thức khác nhau, tùy thuộc vào sự sáng tạo của công ty.

Tuy nhiên, có một điểm hạn chế là số ký tự cho phép của một tin nhắn SMS hiện nay chỉ là 160 ký tự. Vì thế bạn sẽ phải cân nhắc thật kỹ về nội dung thông tin gửi đi. Mặt khác, việc gửi tin nhắn cũng nên được sự đồng ý trước của khách hàng, nếu không, tin nhắn của công ty sẽ bị xếp vào dạng “tin rác” và làm phản tác dụng của chương trình marketing.

PSMS: Đây là một dạng phát triển hơn của SMS, có mức phí cao hơn tin nhắn văn bản thông thường và thường được sử dụng để kêu gọi khách hàng tham gia vào một trò chơi dự đoán nào đó, hoặc để bán các dịch vụ như nhạc chuông, hình nền cho điện thoại di động.

MMS: Tin nhắn đa phương tiện, bao gồm cả văn bản, hình ảnh và âm thanh đi cùng tin nhắn. Hình thức này mới chỉ được sử dụng một vài năm trở lại đây cho các chương trình marketing của một số hãng lớn trên thế giới. Lý do dễ hiểu là vì chi phí cho tin nhắn MMS lớn hơn và không phải khách hàng nào của bạn cũng có chức năng gửi/nhận tin nhắn MMS trên điện thoại. Tuy nhiên, hiệu quả nó đem lại có thể khá bất ngờ.

WAP: Có thể hiểu đơn giản đó là những trang web trên điện thoại di động. Tương tự như những trang web được xem trên internet, bạn có thể đưa thông tin về công ty hay các sản phẩm dịch vụ của công ty mình lên những trang wap này, hoặc phổ biến hơn là các thông tin hỗ trợ khách hàng.

Video xem trên điện thoại di động: Tương tự như tin nhắn MMS, tác động của video đối với khách hàng có thể khá bất ngờ nhưng hình thức này khó áp dụng vì sự hạn chế của cơ sở hạ tầng công nghệ ở nhiều nước chưa cho phép, cũng như số thiết bị có thể xem được video di động cũng chưa nhiều.

Ứng dụng tại Việt Nam

Tuy chưa phát triển thành một ngành riêng, Mobile marketing tại Việt nam cũng đã bắt đầu có những bước khởi động. Ứng dụng nhiều nhất vẫn là việc gửi thông tin về sản phẩm dịch vụ qua tin nhắn SMS, đặc biệt là các nhà cung cấp dịch vụ mạng và thường gửi thông tin về sản phẩm dịch vụ qua tin nhắn SMS, đặc biệt là các nhà cung cấp dịch vụ mạng và thường gửi thông tin cho các thuê bao trong phạm vi mạng của mình. Điều này là dễ hiểu khi họ có thể tận dụng ngay được cơ sở hạ tầng công nghệ kỹ thuật, không phải thông qua bên thứ ba và đối tượng khách hàng luôn được xác định chính xác, đúng nhu cầu, đúng sản phẩm dịch vụ.

Ngoài các nhà cung cấp dịch vụ mạng, có lẽ ngân hàng là ngành thứ hai tích cực sử dụng SMS như một công cụ marketing hữu hiệu. Những ngân hàng đi đầu như ACB, Techcombank, Eximbank, Vietcombank,… từ lâu đã sử dụng tin nhắn SMS để thông báo các thông tin như: lãi suất tiền gửi, nhắc hạn trả nợ tiền vay, các chương trình khuyến mại, các dịch vụ tài chính mới. Đi xa hơn nữa, các ngân hàng này cũng đã cung cấp dịch vụ truy vấn thông tin tài khoản và thanh toán tiền qua SMS.

Bên cạnh SMS, PSMS là một hình thức nở rộ kể từ sự ra đời của trò chơi dự đoán trên truyền hình với số điện thoại 19001570 và nhãn hiệu Nokia. Tuy nhiên, PSMS ở Việt Nam được sử dụng như một nguồn thu lợi nhuận hơn là mục tiêu marketing cho một sản phẩm dịch vụ nào đó.

Để phát triển Mobile marketing thành một lĩnh vực hoạt động hiệu quả thì đòi hỏi sự tham gia của nhiều phía, trong đó quan trọng nhất là cơ sở hạ tầng về viễn thong. Công nghệ GPRS và sau đó là mạng di động 3G đã bắt đầu được đưa vào sử dụng, nhưng giá dịch vụ đối với phần đông người dùng vẫn còn khá cao, vì vậy việc sử dụng các hình thức khác như MMS hay video để thực hiện một chương trình truyền thong marketing vẫn còn chưa đến lúc. Tuy vậy, chúng tôi tin tưởng rằng đó là một viễn cảnh không còn xa cho các doanh nghiệp, vì thế - hãy bắt đầu từ ngay bây giờ bằng những mối quan tâm của bạn đến lĩnh vực đầy tiềm năng này.

Theo Nhà Quản Lý